Những người mới làm bố mẹ sẽ nghĩ rằng ok, trẻ sẽ khóc, quấy trước khi ngủ một chút thôi, sau khi bé ngủ sẽ là khoảng thời gian yên bình.
Tuy nhiên.
Đôi khi, con bạn dường như khóc, càu nhàu khi ngủ – mà không thực sự thức dậy – khiến bạn tự hỏi bé đang gặp điều gì.
Cùng xem 7 nguyên nhân bé ngủ mơ khóc nức nở dưới đây. Hoby sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết vấn đề khóc trong mơ của bé.
1. Nguyên nhân khiến trẻ hay khóc mơ
1.1. Ảnh hưởng tâm lý
Nhiều trẻ căng thẳng khi đi học, bị bạn trêu chọc hoặc bị người lớn trách mắng… tất cả khiến cho trẻ căng thẳng và không thoải mái khi ngủ.
1.2. Gặp ác mộng khi ngủ
Khi trẻ lớn hơn, trí tưởng tượng của bé sẽ giúp bé có thể nằm mơ và thậm chí là mơ thấy ác mộng.
Nên nếu cha mẹ thấy trẻ đang ngủ mà bỗng nhiên khóc nức nở, hay la hét, quẫy đạp thì hãy mau chóng đánh thức trẻ dậy, đừng để nỗi sợ hãi đè nặng lên các nơron thần kinh của trẻ.
1.3. Chỗ ngủ không thoải mái
Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên việc ngủ lạ chỗ, ngủ trên người bố mẹ mà không phải là giường hay cũi hoặc ngủ ở nơi quá sáng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bất an trong giấc ngủ.
1.4. Nhiệt độ phòng không phù hợp
Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc. Nhiệt độ trong phòng cho trẻ sơ sinh tốt nhất nên duy trì ở mức 26-28 độ C.
1.5. Ban ngày chơi nhiều
Ban ngày bé vui đùa khiến hệ thần bị kích thích, vì thế lúc đi ngủ những hành động vui chơi vào buổi sáng sẽ quanh quẩn trong tâm trí trẻ, làm trẻ mệt mỏi và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
1.6. Trẻ cảm thấy đói
Vào ban đêm, nếu dạ dày “kêu đói” thì trẻ sẽ cố gắng tìm kiếm sữa mẹ… khiến trẻ khó chịu và khóc. Tốt nhất mẹ hãy cho bé bú trước khi ngủ 45 phút – 1 tiếng
1.7. Gặp các vấn đề sức khỏe
Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ:
- Bệnh về đường tiêu hóa (đầy bụng, khó tiêu, co thắt vùng bụng,…)
- Mọc răng
- Dị ứng da
Đây cũng là những nguyên nhân bệnh lý phổ biến khiến trẻ khó chịu và khóc mơ. Tốt nhất ba mẹ hãy cho trẻ đến bác sĩ khám nếu gặp các biểu hiện bệnh lý trên.
2. Làm gì khi trẻ khóc mơ
Khi đối mặt với việc trẻ con ngủ mơ khóc, bạn sẽ muốn nhanh chóng xoa dịu đứa con đang quấy khóc của mình trong yên lặng. Dưới đây là một số mẹo để thử:
- Đừng vội vàng.
- Hãy nhớ rằng, trẻ sơ sinh là những người ngủ không yên giấc, vì vậy việc thút thít và thậm chí thức giấc trong chốc lát nếu trẻ đang ở trong trạng thái ngủ REM.
- Chờ khoảng 5 phút trước khi bạn dỗ dành bé.
- Đặt bé nằm thẳng.
- Nếu bé nằm cuộn tròn hoặc ép vào góc cũi, hãy đặt trẻ nằm ngửa vào giữa nệm.
- Vuốt ve bụng bé.
- Sự trấn an nhẹ nhàng bằng cách xoa bụng và bằng giọng nói êm dịu có thể cho cô ấy biết bạn đang ở đó để an ủi.
- Chỉ cần vuốt vài cái rồi để trẻ tự ngủ lại nhé.
- Hãy thử một chiếc khăn quấn.
- Trong giai đoạn trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi, một chiếc khăn quấn nhẹ và được quấn vừa vặn có thể giúp bé bình tĩnh ngủ ngon.
- Chỉ cần đảm bảo quấn trẻ một cách an toàn và đúng cách.
- Không che mặt trẻ, quấn không quá nóng, quá chặt.
- Không nên quấn bé khi bé đã biết lăn, lật.
- Nếu việc quấn khăn không hiệu quả hoặc bé đang trong độ tuổi lớn hơn, túi ngủ, có thể mang lại những lợi ích tương tự.
- Kiểm tra nhiệt độ.
- Nhiệt độ phòng trẻ sơ sinh 23 độ đến 27 độ C tốt cho giấc ngủ của bé.
Đôi khi bé sẽ khóc một ít trong khi ngủ, bố mẹ nên bình tĩnh xem bé có tự ngủ lại được không như video dưới đây nhé.
3. Cách khắc phục tình trạng khóc mơ của trẻ
Trong 3 tháng đầu đời, trẻ khóc 2-3 tiếng hàng ngày được coi là bình thường. Và vì giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất ngắn và trẻ thức dậy thường xuyên, nên những cơn quấy khóc cũng có thể xảy ra vào ban đêm.
Nếu trẻ khóc nhiều hơn số giờ này thì bạn nên kiểm tra xem bé có bị bệnh không và hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần.
3.1. Hạn chế để bé quá vui đùa phấn khích
Bạn nghĩ rằng nên để bé vui chơi nhiều vào ban ngày để ban đêm trẻ sẽ mệt mỏi về dễ ngủ hơn?
Ban ngày hoặc trước lúc ngủ trẻ vui chơi, đùa giỡn nhiều sẽ làm cho hệ thần kinh bị kích thích vì thần kinh của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, dẫn đến tinh thần trẻ mệt mỏi vào đêm.
3.2. Cho bé cảm giác an toàn
Trẻ mơ khóc có khi là do cảm giác bất an, lạc lõng. Nếu bỗng nhiên trẻ khóc mơ một lúc vẫn không ngừng, bạn hãy ôm bé vào lòng để con cảm nhận được hơi ấm quen thuộc từ mẹ.
3.3. Giúp con giải tỏa căng thẳng
Khóc là dấu hiệu cho thấy trẻ quá mệt mỏi, trẻ đang giải tỏa áp lực một cách vô thức. Bạn có thể giúp bé giảm stress bằng cách cho bé tắm nước ấm trước khi ngủ hoặc thực hiện liệu pháp massage cho trẻ sơ sinh.
3.4. Không gian ngủ yên tĩnh
Khi bé ngủ, bạn nên đóng cửa phòng hoặc kéo rèn để ngăn chặn tiếng ồn bên ngoài, điều chỉnh ánh sáng ở mức yếu. Thay vào đó, bạn có thể bật nhạc êm dịu để bé dễ ngủ.
3.5. Không để bé xem phim ảnh bạo lực, kinh dị…
Trẻ em thường có nhiều nỗi sợ hãi như sợ ma, sợ quái vật, sợ những hình ảnh đáng sợ trên phim… chính những điều này sẽ ám ảnh bé ngay cả trong giấc ngủ, dẫn đến tình trạng trẻ hay khóc mơ.
3.6. Khám bác sĩ nếu tình trạng bé khóc khi ngủ ngày càng nặng
Nếu bạn đã thử những phương pháp trên mà tình trạng trẻ khóc mơ vẫn kéo dài thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Cơ thể của trẻ còn rất nhỏ vẫn chưa làm chủ được những thách thức của một chu kỳ ngủ thông thường (ác mộng, giật mình, thần kinh bị kích thích…). Vì vậy, việc trẻ thường xuyên khóc trong giấc ngủ là điều thường thấy.
Tuy nhiên, ba mẹ nên tìm ra nguyên nhân và khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt để bé có được giấc ngủ ngon. Vì trẻ ngủ ngon mới có thể phát triển về mặt thể chất và tinh thần.
Tài liệu tham khảo: