Hoby hiểu rằng trong từng giai đoạn phát triển của bé cũng là một điều mới mẻ đối với ba mẹ và đôi khi bạn không biết phải làm thế nào để chào đón sự phát triển mới của con.
Nhiều ba mẹ trẻ băn khoăn không biết phải làm sao khi con cứ trèo ra khỏi cũi. Chuyển bé từ cũi sang ngủ giường có vẻ hợp lý
Nhưng không phải bé nào cũng thích nghi với môi trường mới một cách dễ dàng hết. Vậy hãy xem cách tập cho trẻ ngủ giường dưới đây nhé.
1. Khi nào thì nên chuyển bé từ cũi sang giường?
Khi đến một độ tuổi nhất định nào đó, trẻ sẽ phải thay đổi môi trường ngủ. Việc chuyển bé từ cũi sang giường có thể coi là một bước phát triển của trẻ, khẳng định ‘con đã lớn‘.
Việc chuyển giao này không có mốc thời gian cụ thể, nhưng thường trong giai đoạn bé được khoảng 18 tháng đến 24 tháng.
When to Transition to a Toddler Bed and How to Do It Smoothly
Điều quan trọng là hãy quan sát biểu hiện của bé, nếu con bạn cố gắng trèo ra khỏi cũi của mình, đã đến lúc bé sẵn sàng đổi sang một chiếc giường mới.
Còn nếu trẻ không có vấn đề gì thì bạn có thể để chúng ngủ ở đó tới khi trẻ hơn 2 tuổi.
2. Mách bạn cách tập cho bé ngủ giường
2.1. Giúp trẻ làm quen với môi trường ngủ mới
Làm cách nào để con cảm giác ấm cúng, an toàn ở chỗ ngủ mới?
Trong giai đoạn sẵn sàng chuyển giường, bé chỉ còn ngủ một giấc ngày và giấc đêm nên bạn cần tạo trình tự thói quen trước khi đi ngủ cho bé bằng những hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, trò chuyện,…
Hãy làm cho chỗ ngủ mới này trở nên thân thuộc bằng việc cha mẹ dành nhiều thời gian trong quá trình giúp con đi vào giấc ngủ.
Và không chỗ nào thực hiện tuyệt vời hơn là trên giường mới của bé.
2.2. Lên giường ngay khi bé buồn ngủ
Khi trẻ cảm thấy mệt mỏi và muốn đi ngủ có thể sẽ giúp bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ dù ở trong môi trường ngủ mới. Lúc ấy đặt con lên giường nằm, bé hẳn gần như đã ngủ ngoan ngoãn rồi.
2.3. Mua giường ngủ lớn hoặc cho bé tự chọn giường theo ý thích
Nếu có điều kiện, bạn có thể đề nghị con chọn một chiếc giường theo ý bé, điều này sẽ giúp trẻ hào hứng khi được ngủ trên chiếc giường yêu thích, và chính những đồ chăn – ga – gối mới ấy sẽ giúp con bạn yêu quý nơi ngủ mới của mình.
3. Lời khuyên cho việc chuyển đổi thói quen từ ngủ cũi sang ngủ giường
3.1. Tránh để bé té ngã, bật ngửa
Trẻ tập đi vẫn chưa quen với việc ngủ trên một chiếc giường lớn không có thành che chắn. Vì thế, điều quan trọng là bạn phải có biện pháp an toàn trong trường hợp bé chẳng may lăn ra khỏi giường.
Bạn có thể thử cách làm sau để ngăn chặn việc bé té ngã:
- Đặt gối trên sàn nhà, vì giường cách mặt đất không nhiều nên chỉ cần đặt một vài chiếc gối bên cạnh giường để tránh việc bé có thể lăn và rơi xuống sàn.
- Ngoài ra, bạn có thể đặt một tấm nệm trên mặt đất.
- Sử dụng gối ôm để chặn bé xung quanh giường.
3.2. Giới hạn vùng an toàn
Vì con còn nhỏ nên chưa thể tự kiểm soát cơ thể, bé có thể va chạm vào đâu đó hoặc té ngã. Và hiển nhiên bạn nghĩ rằng việc để bé tự do đi lại, rời khỏi tầm nhìn của người lớn là không an toàn với bé.
Khi có được không gian ‘tự do’ hơn, các bé thường thích tò mò với những giới hạn mới như đi ra khỏi phòng, đi vào nhà bếp…
Trong trường hợp bé ngủ riêng, để ngăn chặn những lần lang thang đêm muộn khi ba mẹ ngủ say, hãy tạo một chốt chặn ở cửa phòng hoặc thanh chắn giường để bé không thể mở ra đi lung tung.
Ngoài ra, việc đặt chút đồ chơi trong phòng cũng giúp thu hút bé ngồi chơi ở trong phòng hơn.
3.3. Kiên nhẫn khi trẻ quấy khóc
Nếu bé thích nghi được nhanh thì tốt quá, nhưng có những trẻ mất 1 – 2 tháng mới quen được với giường mới. Một số bé sẽ quấy khóc và muốn quay lại cũi đấy.
Lúc này bạn nên xoa dịu và đặt trẻ trở lại giường. Tuy nhiên nếu trẻ vẫn khóc và từ chối nhiều lần thì bạn nên xem xét tạm thời bỏ qua việc ngủ giường nhé.
Đừng vội vàng, trẻ sẽ lớn dần và bạn có thể tập từ từ nhé ^^.
3.4. Dạy trẻ cách ứng xử khi ngủ ở giường
Chỉ ra khỏi giường khi có nhu cầu cần thiết
Bạn sẽ lập tức đến bên con khi còn gọi dù là vì lý do gì.
Trẻ ngủ trên giường mới của chính mình, mẹ sẽ luôn đến khi con cần. Ví dụ như con không khỏe, con mắc tè, con cần uống nước…
Nhưng nếu con ra khỏi giường quá nhiều vì những lý do không chính đáng, mẹ sẽ trở về phòng.
Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Việc quy định giờ giấc ngủ có thể tạo thói quen tốt cho con, giúp con dễ dàng đi vào giấc ngủ và thức dậy đúng giờ. Chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp bé phát triển toàn diện.
Không làm phiền giấc ngủ của mẹ trừ khi cần mẹ giúp đỡ
Với giường mới, con sẽ giống như mẹ.
Bạn có thể cho bé muốn ra khỏi giường lúc nào cũng được, nhưng khi con dậy sớm hơn bạn hãy dặn con không làm phiền ai cả. Hãy cho bé hiểu rằng ai cũng cần một giấc ngủ sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Quá trình bé chuyển từ cũi sang giường có thể vẫn còn nhiều khó khăn và cần sự kiên nhẫn, đặc biệt là đối với những bé nhạy cảm. Tuy nhiên, gia đình hãy cùng bé trải nghiệm hành trình này bằng cách thông cảm, nhẫn nại.
Hãy để bé cảm nhận được tình yêu của ba mẹ, từ đó giúp con mạnh mẽ hơn.
Hoby sẽ đồng hành cùng bạn trong giai đoạn phát triển của trẻ.
Tài liệu tham khảo: