Mỗi khi trẻ thức dậy là khóc lóc, chắc hẳn bạn sẽ loay hoay tìm cách để dỗ trẻ ngủ lại. Đôi khi việc này sẽ trở nên áp lực và chán nản cho mỗi buổi sáng.
Bài viết sẽ giúp bạn chia sẻ nỗi lo về trẻ sơ sinh cứ ngủ dậy là khóc. Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân và giải pháp thông qua những chia sẻ dưới đây nhé.
1. Vì sao bé ngủ dậy hay khóc?
1.1. Tìm kiếm sự chú ý
Đây là biểu hiện phản xạ tự nhiên của em bé để tìm kiếm sự bảo vệ từ ba hoặc mẹ, lúc này bé cần được vỗ về để cảm thấy an tâm.
Ngoài ra, khóc là cách để trẻ báo hiệu rằng con cần được đáp ứng nhu cầu như cho bú, thay tã ướt…
1.2. Cảm thấy lạc lõng
Trước đây bé không nhận ra rằng bạn và bé là hai người khác nhau.
Lo sợ xa cách ở trẻ là một dấu hiệu cho rằng bé đang dần có cảm giác xa cách và tách biệt với mẹ.
Khi lớn hơn bé nhận thức được mẹ có thể rời đi, không bên cạnh con nữa nên mới bắt đầu cảm thấy lo sợ.
Thường việc này sẽ diễn ra mạnh hơn ở Wonder week tuần 26 (trẻ khoảng 6 tháng tuổi) khi bé nhận ra có khoảng cách giữa bố mẹ và bản thân đấy.
1.3. Bé cảm thấy đói
Vào ban ngày, dạ dày của trẻ đã quen với việc nhận thức ăn liên tục mà không có lịch trình cố định. Vào ban đêm, nếu dạ dày “kêu đói” thì trẻ sẽ cố gắng tìm kiếm sữa mẹ.
Do đó, hãy chắc chắn rằng lượng thức ăn trẻ nạp vào trước khi đi ngủ là đủ.
Bằng cách đó, trẻ có thể nghỉ ngơi và tình trạng trẻ ngủ dậy hay khóc vì đói sẽ không còn. Ngoài ra, mẹ có thể bắt đầu sửa đổi khoảng thời gian giữa các lần cho trẻ ăn.
1.4. Khó chịu vì tã ẩm ướt
Một trong những nguyên nhân trẻ ngủ dậy hay khóc là do: Trẻ đã ị, tè dầm vào bỉm. Cảm giác ẩm ướt làm bé khó chịu và khóc để mẹ nhận biết được con cần được thay tã để cảm thấy khô ráo, dễ chịu.
1.5. Sự thay đổi khi phát triển
Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi tất cả những bài học mới thú vị mà con bạn đang học hoặc là diễn ra qua tâm trí, hoặc những lần con luyện tập vào nửa đêm. Đặc biệt vào giai đoạn Mental leap diễn ra.
Những cột mốc phát triển mới ở bé như tự ngồi dậy, bò, bước đi…có thể là nguyên nhân khiến trẻ ngủ dậy khóc.
1.6. Hệ thần kinh nhạy cảm
Có thể mẹ chưa biết, ở giai đoạn sơ sinh trẻ vô cùng nhạy cảm.
Đôi khi trẻ bị giật mình vào ban đêm, gặp ác mộng và thức giấc. Khi con thấy xung quanh là bóng tối sẽ sinh ra cảm giác sợ hãi. Ngoài ra, ban ngày bé vui đùa, hệ thần bị kích thích cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
1.7. Bé gặp vấn đề về sức khỏe
Những căn bệnh của cơ thể sẽ khiến bé cực kì khó chịu, do đó trẻ trằn trọc, gắt gỏng và quấy khóc. Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ:
- Bệnh về đường tiêu hóa (đầy bụng, khó tiêu, co thắt vùng bụng,…)
- Mọc răng
- Dị ứng da
2. Vậy mẹ nên làm gì khi con khóc ngay khi thức dậy?
2.1. Giữ môi trường yên tĩnh
Đầu tiên, mẹ hãy giữ không gian tĩnh lặng, trẻ không bị giật mình sẽ dễ dàng ngủ lại.
Nếu bạn không thể giữ yên lặng lâu, hãy sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng. White noise sẽ lấn át bớt các tiếng ồn ở bên ngoài, giúp bé đỡ giật mình hơn.
2.2. Không chủ động chơi đùa kích thích trẻ tỉnh táo
Hành động sai lầm của mẹ là khi trẻ tỉnh giấc là bế trẻ lên hoặc bắt đầu chơi đùa với trẻ.
Điều này có thể giúp bé nín khóc, tuy nhiên bé cũng tỉnh táo để chơi và khó ngủ trở lại. Hơn nữa, trẻ được đáp ứng ngay khi khóc sẽ hình thành thói quen đòi mẹ. Vào ban đêm, bạn hãy tập cho trẻ tự ngủ lại.
2.3. Cho trẻ cảm thấy an tâm
Nếu như đợi một lúc trẻ vẫn không tự ngủ lại được, bạn hãy bế bé để bé ngửi thấy mùi cơ thể mẹ. Khi có được cảm giác an tâm, con sẽ dễ ngủ lại hơn.
Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên đặt trẻ nằm xuống trước khi trẻ ngủ nhé.
Trong video dưới đây họ cũng hướng dẫn áp dụng cách cho trẻ ngửi mùi của mẹ trên áo. Cùng xem cách này hiệu quả như thế nào nhé.
2.4. Không cho con ăn quá no trước khi ngủ
Nếu trẻ đi ngủ trong lúc lượng sữa vẫn chưa được tiêu hóa sẽ làm bụng bị căng tức, đầy hơi… khiến trẻ khó chịu và khóc. Tốt nhất mẹ hãy cho bé bú trước khi ngủ 45 phút – 1 tiếng.
Cho bé ăn đủ lượng dinh dưỡng bé cần cũng rất cần thiết mẹ nhé.
2.5. Không tạo thói quen đòi mẹ
Nếu trẻ khóc không phải vì bệnh lý hoặc có nhu cầu cần thiết, hãy để bé nằm ở cũi tự ngủ lại.
Đừng phạm sai lầm là lập tức ngủ cùng trẻ hoặc đung đưa trẻ để dỗ ngủ. Hành động này tạo thành thói quen nhõng nhẽo, hay khóc giữa đêm để tìm kiếm sự quan tâm từ mẹ.
Hoby biết bạn sẽ lo lắng bồn chồn, nhưng hãy cho bé khoảng 5 phút để tự học cách ngủ. Bé sẽ không học được nếu bạn không cho bé cơ hội.
2.6. Không để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày
Nếu ban ngày ngủ QUÁ NHIỀU bé sẽ thức vào ban đêm. Việc này không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của ba mẹ mà còn không tốt cho quá trình phát triển của con trẻ.
(Tuy nhiên bé cần ngủ ĐỦ vào ban ngày nhé. Bé thiếu ngủ mệt mỏi sẽ càng khó ngủ hơn)
Vậy làm sao biết bé ngủ bao nhiêu là đủ? Xem ngay thời gian ngủ của trẻ tại Hoby
Hành trình nuôi con khôn lớn là một hành trình hạnh phúc nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn và cần sự nhẫn nại.
Trẻ ngủ dậy hay khóc không là điều dễ dàng với các bậc cha mẹ, đặc biệt với những gia đình lần đầu sinh con.
Thông qua bài viết này, Hoby hy vọng có thể giúp ba mẹ tìm được giải pháp để hạn chế con khóc khi ngủ dậy, để không chỉ mỗi con có được giấc ngủ ngon mà cả ba mẹ cũng đỡ vất vả trong việc giúp bé ngủ lại.
Tài liệu tham khảo: