Bé ngủ, Vấn đề khi ngủ

Nguyên nhân bé ngủ hay giật mình, khó ngủ, không sâu giấc. Ba mẹ nên làm gì?

trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

Từng vấn đề giấc ngủ của trẻ đều là nỗi quan tâm của ba mẹ. Việc trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có làm bạn lo lắng?

Hiểu được điều này, Hoby chia sẻ lý do tại sao trẻ giật mình khi ngủtrẻ ngủ hay giật mình phải làm sao nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ giật mình khi ngủ

1.1. Do sinh lý hoặc bị tác động từ môi trường

Phản xạ Moro

Phản xạ Moro là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh khi bị giật mình. Biểu hiện của phản xạ là bé dang tay chân ra, sau đó tay từ từ khép lại giống như một cái ôm. 

Khi phản xạ Moro, em bé có hai giai đoạn phản ứng:

  • Giai đoạn 1: Em bé sẽ có cảm giác rơi tự do, bé phản ứng bằng cách nâng và duỗi tay. Thậm chí trẻ có thể phát ra tiếng thở hổn hển.
  • Giai đoạn 2 : Em bé sẽ co tay và chân gần cơ thể hơn thành tư thế giống như thai nhi.

Không có cách nào để ngăn phản xạ Moro xảy ra. Trên thực tế, bé yêu của bạn có phản xạ Moro thực sự tốt cho sức khỏe, vì nó cho thấy hệ thần kinh nhỏ của bé đang phát triển đúng cách. 

Phản xạ này thường bắt gặp ở trẻ sơ sinh. Và hoàn toàn biến mất vào tháng thứ 5 hoặc 6

phản xạ moro ở trẻ
Phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh

Bé bị giật mình khi nghe tiếng ồn, môi trường thay đổi bất ngờ

Một số tác nhân có thể rất nhỏ nên bạn sẽ không nhận thấy chúng.

Tuy nhiên, đối với bé từ trước đến nay trong bụng mẹ, những thay đổi dù là nhỏ nhất cũng có thể gợi lên phản xạ giật mình này.

Vì vậy trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Ngoài ra việc các yếu tố xung quanh thay đổi đột ngột cũng làm bé bị giật mình thức giấc. Ví dụ:

  • Tiếng ồn bất chợt.
  • Bé đang được bế ngủ thì bị đặt xuống nệm một cách bất ngờ.
  • Cường độ ánh sáng thay đổi đột ngột.

Bé không có cảm giác an toàn

Khi bé căng thẳng, sợ hãi hay cảm giác không an toàn thì sẽ hay mơ thấy ác mộng cũng là nguyên nhân khiến bé bị giật mình khi ngủ.

trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình
Trẻ sơ sinh ngủ ít hay giật mình

1.2. Trẻ bị giật mình khi ngủ do bệnh lý

Da trẻ bị tổn thương

Khi da trẻ bị tổn thương, ngứa, nóng rát hoặc tai trẻ bị côn trùng chui vào trong lúc ngủ cũng khiến trẻ giật mình.

Trào ngược dạ dày hoặc đầy hơi

Tình trạng này một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay giật mình, thậm chí trẻ còn ọc sữa và quấy khóc. 

Rối loạn thần kinh bẩm sinh

Dây thần kinh của bé bị tổn thương cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình,

Vấn đề về sức khỏe 

Trẻ có thể mắc phải một số bệnh sau đây:

  • Viêm tai
  • Viêm họng
  • Thiếu máu 
  • Suy nhược cơ thể

2. Em bé ngủ hay bị giật mình có hại gì không?

Giật mình là một phản xạ bẩm sinh. Hầu như bé sơ sinh nào cũng thường có hiện tượng giật mình trong những tháng đầu vì lúc này bé rất nhạy cảm. 

Tuy nhiên, khi trẻ giật mình thường xuyên, thậm chí hốt hoảng và quấy khóc không ngừng thì việc này lại ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao

3. Nếu tình trạng này kéo dài, chuyện gì sẽ xảy ra với trẻ?

3.1. Bé chậm phát triển

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Khi trẻ ngủ không đủ giấc hoặc gặp các vấn đề về giấc ngủ, bé sẽ mệt mỏi, khiến tinh thần và thể chất chậm phát triển.

3.2. Ảnh hưởng đến não bộ

Trong năm đầu đời của trẻ, bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương vì não bộ chưa thực sự hoàn thiện. Lúc này, sự phát triển của não bộ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. 

Những trẻ khi ngủ hay giật mình giữa đêm thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn so với những bé ngủ ngon trong những tháng đầu đời.

3.3. Nguy cơ đột tử tăng cao

Nếu trẻ thường xuyên giật mình thức giấc và khóc liên tục, không dỗ được dễ gây ức chế hô hấp, ngừng thở và nguy cơ đột tử tăng cao.

trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ
Làm cách nào để bé ngủ không giật mình?

4. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

4.1. Quấn khăn cho bé

Trẻ sơ sinh vẫn đang làm quen với thế giới bên ngoài rất khác so với không gian chật hẹp bên trong bụng mẹ.

Vì vậy, khi trẻ sơ sinh hay bị giật mình khi ngủ, hãy thử kéo cánh tay và chân duỗi thẳng của trẻ lại gần cơ thể và giữ trẻ tại chỗ cho đến khi trẻ bình tĩnh lại.

Một chiếc khăn quấn hạn chế chuyển động của em bé sẽ giúp bé an tâm hơn. Giúp tái tạo môi trường trong bụng mẹ, có thể giúp làm dịu trẻ sơ sinh trong các tháng đầu.

Lưu ý rằng: chỉ nên cho bé nằm ngửa khi ngủ. Bạn hãy kiểm tra lại để khăn quấn không quá chật, không quá dày vì sẽ khiến bé không thoải mái và khó thở. 

làm cách nào để bé ngủ không giật mình
Quấn khăn giúp giảm giật mình ở trẻ sơ sinh

4.2. Đặt em bé gần cơ thể của bạn khi đặt chúng xuống

Bạn nên giữ bé vào vào lòng và từ từ đặt con xuống. Chỉ nhẹ nhàng thả trẻ ra sau khi lưng chạm vào nệm. Sự hỗ trợ này có thể hạn chế bé trải qua cảm giác ngã, ngăn chặn phản xạ giật mình.

4.3. Tạo môi trường ngủ yên tĩnh

Một căn phòng không có tiếng ồn sẽ là không gian thích hợp để bé có được giấc ngủ ngon. Nếu khu bạn sống khá ồn ào thì bạn có thể bật nhạc êm dịu, tiếng ồn trắng để tránh ảnh hưởng tới bé nhé.

4.4. Hạn chế bé vui đùa quá nhiều vào ban ngày

Ban ngày bé vui đùa khiến hệ thần bị kích thích, vì thế lúc đi ngủ những hành động vui chơi vào buổi sáng sẽ quanh quẩn trong tâm trí trẻ, làm trẻ mệt mỏi và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

4.5. Bổ sung vitamin D và canxi

Nếu trẻ mắc phải các triệu chứng như co rút cơ, tay co và giật, bạn hãy đưa bé đến khám bác sĩ bởi thực phẩm chức năng cần phải dùng đúng liều lượng. 

Nhu cầu vitamin D của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 400UI mỗi ngày, có thể bổ sung cho trẻ bằng đường uống các thực phẩm chức năng và phơi nắng.

cách chữa trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình
Cách chữa trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

4.6. Để bé có cảm giác thoải mái nhất có thể

Bạn có thể làm những việc sau đây để giúp bé thoải mái:

  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng 26 – 28 độ để không quá nóng cũng không quá lạnh.
  • Dọn dẹp chỗ ngủ sạch sẽ.
  • Massage cho bé dễ ngủ
  • Tắm nước ấm trước khi ngủ

4.7. Khám bác sĩ nếu trẻ ngủ hay giật mình thường xuyên

Nếu trẻ giật mình kèm theo các biểu hiện của bệnh lý, bạn hãy đưa bé đến phòng khám để bác sĩ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả.

Thông thường, phản xạ giật mình của trẻ sẽ dần biến mất khi trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi nên ba mẹ đừng quá lo lắng. Hy vọng bài viết của Hoby đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn về tình trạng bé giật mình khi ngủ.

Tài liệu tham khảo:

  • Moro Reflex: What is it and How Can Swaddling Help? (1)
  • COPING WITH STARTLE REFLEX (2)
author-avatar

About Oanh Huỳnh

Chào mọi người mình là Oanh, mình đến từ Gia Lai đầy nắng và gió. Ở đây mọi người chưa có nhiều kiến thức về cách chăm con, hầu như mọi người chỉ sử dụng các cách dân gian thôi. Mình muốn học nhiều kiến thức để mọi người chăm sóc bé tốt hơn và khoa học hơn. Hy vọng những bài viết của mình có thể giúp được cho mọi người

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *