Mỗi lần trẻ chóp chép miệng mẹ thường cảm thấy tò mò không biết vì sao, có tốt không?
Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc của bạn và đưa ra biện pháp giúp trẻ khắc phục thói quen bé chóp chép miệng khi ngủ này.
1. Trẻ sơ sinh hay nhai miệng có phải là dấu hiệu bất thường?
Chóp chép miệng là thói quen phổ biến và bình thường của trẻ sơ sinh.
Baby Smacking Lips And Other Infant Cues – What Do They Mean?
Trẻ sơ sinh khi ngủ thường hay tạo ra một số hành động như vặn mình, nghiến răng, chóp chép miệng… Đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hiếm khi gây ra vấn đề gì nghiêm trọng.
Nhiều cha mẹ nhận thấy con bắt đầu chóp chép khi chúng được khoảng 4 tháng tuổi.
2. Nguyên nhân trẻ chép miệng
2.1. Bé cảm thấy đói trong lúc ngủ
Khi cảm thấy đói trong lúc ngủ, bé sẽ có các hành động tự nhiên như chép miệng, mút mát, mở miệng, mút ngón tay... hơn nữa có thể bé sẽ khóc để đòi bú.
Trong các đợt phát triển, trẻ có nhu cầu bú thường xuyên hơn và lâu hơn. Lúc này, do cảm giác muốn bú mẹ nhiều hơn, trẻ nhai miệng để mẹ đáp ứng nhu cầu gia tăng của cơ thể, chứ không phải vì sữa mẹ ít khiến trẻ bị đói.
2.2. Ngủ chưa đủ giấc
Trẻ ngủ chưa đủ giấc mệt mỏi, buồn chán, căng thẳng dẫn đến hành động mút, chép miệng… hoặc đơn giản đây chỉ là thói quen của bé.
2.3. Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược lên khiến bé phải khạc ra, thậm chí là nôn trớ.
Bệnh này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng khi con bạn lớn hơn, các triệu chứng sẽ trở nên nhẹ hơn.
- Bé nhai miệng
- Nôn trớ
- Vặn mình
- Ho
- Thở mạnh
- Em bé không bú đủ sữa trong khi bú
Nếu bạn nghi ngờ rằng bé đang bị trào ngược thì nên đi bác sĩ nhé.
2.4. Liên tưởng giấc ngủ với việc bú mẹ
Nếu bé thường xuyên ngủ thiếp trong cữ bú, có thể trẻ đang liên tưởng giấc ngủ với việc bú mẹ. Vì vậy, trẻ sơ sinh hay nhai miệng mỗi khi buồn ngủ. Điều này có thể khiến bạn nhận định nhầm là bé đang đói.
2.5. Gặp vấn đề nấm miệng
Bé nhai miệng kèm theo một số triệu chứng như lười bú, biếng ăn, đau rát họng, thậm chí nôn ói… Khả năng cao là trẻ đã bị nấm miệng.
2.6. Mọc răng
Thông thường, răng sữa bắt đầu mọc vào khoảng 6 tháng tuổi. Lúc trẻ mọc răng, ngứa nướu, bé sẽ chóp chép miệng để giảm ngứa. Ngoài ra cũng có các dấu hiệu khác khi trẻ mọc răng như:
- Chảy nhiều nước dãi
- Bé hình thành thói quen nhai và gặm nhấm mọi thứ trong tầm mắt
- Hay quấy khóc
- Sốt nhẹ
- Nướu của em bé bị viêm và đỏ
- Bé hay xoa tai
2.7. Đã đến lúc ăn dặm
Hầu hết trẻ sơ sinh có thể bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi.
Mặc dù em bé chu môi không phải là dấu hiệu duy nhất cũng không quan trọng nhất cho thấy em bé đã sẵn sàng cho ăn dặm, nhưng đó là một phần của sự phát triển tổng thể.
Các dấu hiệu chính cho thấy bé đã sẵn sàng cho thức ăn đặc là:
- Bé có thể ngồi và giữ thẳng đầu.
- Bé có vẻ tò mò về thức ăn bạn đang ăn.
- Bé không còn phản xạ đẩy lưỡi nữa.
3. Làm cách nào để con không nhai miệng khi ngủ?
3.1. Dùng núm ti giả
Sử dụng ti giả để bé ngậm và tự xoa dịu nếu bạn lo lắng. Luôn là phương pháp hiệu quả đấy.
Tuy nhiên, việc thường xuyên cho bé dùng núm vú giả cho trẻ lớn (trên 2 tuổi) sẽ không tốt cho răng đâu đấy.
3.2. Cho bé ăn đúng lịch
Trẻ bú ít, ngủ nhiều có thể sẽ ngủ quên và bỏ mất bữa bú. Vì thế bạn nên chủ động cho bé ăn đúng giờ. Việc này cũng đồng thời giúp bé hình thành thói quen ăn tốt, ít khóc đòi bú trong lúc ngủ.
3.3. Nằm đúng tư thế khi bú
Chỉnh tư thế đúng khi cho con bú và giúp bé ngậm bắt núm vú đúng cách. Để bé tự quyết định khi nào thì kết thúc cữ bú. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng con nhai miệng.
3.4. Cho bé bú cả hai bên trong mỗi cữ bú
Bạn nên cho trẻ bú cả hai bên trong mỗi cữ bú, để con bú chán chê bầu vú thứ nhất và chỉ chuyển sang bầu vú thứ hai khi con bú chậm lại hoặc ngừng hẳn.
3.5. Bổ sung canxi, magie
Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé là điều hoàn toàn cần thiết và cần đúng liều lượng. Vì vậy nếu bạn dùng các thực phẩm chức năng cho bé thì hãy nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Tình trạng trẻ sơ sinh chóp chép miệng khá phổ biến và cũng không quá nghiêm trọng. Dù vậy, bạn cũng luôn cần để ý những hành động nhỏ của con để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường.
Để em bé của bạn trải nghiệm những cảm giác khác nhau cũng là một phần của sự phát triển.
Tìm ra đúng nguyên nhân và biện pháp sẽ hạn chế được tình trạng nhai miệng của trẻ.
Tài liệu tham khảo:
- Baby Smacking Lips And Other Infant Cues – What Do They Mean? (1)